Lãi suất vay thế chấp ngân hàng là bao nhiêu?

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng ở Việt Nam

Lãi suất cho vay ngân hàng thấp nhất, cao nhất hiện nay là bao nhiêu? Lãi suất vay thế chấp ngân hàng hiện nay nhằm mua nhà, mua xe với những ưu đãi đặc biệt nào? Cùng với vay tín chấp, vay có bảo lãnh, vay thế chấp tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong mảng khách hàng cá nhân. Lãi suất vay thế chấp vì vậy cũng là một chủ đề giành được nhiều quan tâm của người vay vốn.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng ở Việt Nam
Lãi suất vay thế chấp ngân hàng ở Việt Nam

Đặc điểm chung của lãi suất cho vay thế chấp

Vay thế chấp ngân hàng là việc khách hàng mang tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc của bên thứ ba ra để đảm bảo về nghĩa vụ trả nợ mà mình sẽ thực hiện đối với ngân hàng. Trong thời gian vay, tài sản vẫn được khách hàng sử dụng bình thường mà không cần bàn giao quyền sở hữu cho ngân hàng.

Vay thế chấp áp dụng cả đối với vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. Mục đích vay ngắn hạn hoặc trung hạn thường áp dụng với vay tiêu dùng, vay mua ô tô, vay du học, … Còn đối với vay dài hạn, mục đích vay thường là vay xây sửa nhà hoặc mua bất động sản. Về lý thuyết, khách hàng cá nhân có thể thế chấp tài sản là bất động sản hoặc động sản. Tuy nhiên, những tài sản đảm bảo hay được dùng nhất trong cho vay cá nhận thường là bất động sản, ô tô hoặc sổ tiết kiệm.

Đối với một khoản vay, thời gian vay càng dài thì sẽ càng dễ phát sinh rủi ro, bởi vậy những khoản vay dài hạn luôn có lãi suất cho vay ngân hàng cao hơn so với những khoản vay ngắn hạn. Điều này là ngược với quy tắc lãi suất huy động.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng thấp nhất là bao nhiêu?

Trong đầu tháng 7/2017, Ngân hàng nhà nước đã ra quyết định giảm các lãi suất chỉ đạo gồm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay đối với các ngành nghề ưu đãi. Hiện tại chưa rõ bao giờ những điều chỉnh giảm này sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cá nhân bởi để các quyết định đi vào thực tiễn sẽ cần khá nhiều thời gian.

Xem thêm: Vay thế chấp ngân hàng Vietcombank

Khách hàng vay vốn có thể thấy không có quá nhiều chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng. Đó là do Ngân hàng nhà nước luôn có những quy định về lãi suất trần và sàn cũng như các biện pháp quản lý chặt chẽ. Hiện tại, các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất mà còn về chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng liệu có nhiều biến động?

Chú ý khi thương lượng lãi suất đối với ngân hàng

Khách hàng nên chú ý tới những điều kiện dưới đây khi thương lượng về lãi suất với tổ chức tín dụng:

– Thời gian điều chỉnh lãi suất nên là 03 tháng một lần. Nếu thời gian điều chỉnh lâu hơn sẽ khiến lãi suất của khoản vay không được cập nhật kịp thời và khách hàng sẽ chịu thiệt trong trường hợp lãi suất thị trường giảm.

-Trong trường hợp không thể bảo đảm trả nợ đúng hạn, khách hàng nên đề nghị được gia hạn nợ để tránh bị chuyển nhóm nợ cao, ảnh hưởng tới uy tín tín dụng cá nhân. Việc đề nghị này cần được thực hiện sớm và thông báo trước cho cán bộ tín dụng trong vòng 10 ngày trước khi đến hạn trả nợ.

– Người vay vốn cũng cần chú ý tới các điều kiện kèm theo khoản vay như các khoản bảo hiểm và phí cần đóng. Nếu ngân hàng yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản đảm bảo thì đây sẽ là một khoản chi phí đáng kể trong suốt thời gian vay.

– Cuối cùng, khách hàng cần cân nhắc thời gian vay vốn. Nếu thời gian vay ngắn, khách hàng sẽ phải trả nợ mỗi kỳ với một số tiền lớn.

Trong khi nếu vay với thời gian dài, số tiền thực trả sẽ lớn hơn khoản vay gốc rất nhiều.

Lãi suất vay thế chấp của ngân hàng là một biến số thường xuyên thay đổi. Để đàm phán được mức lãi suất hợp lý và phù hợp nhất đối với khoản vay của mình, khách hàng cần tự tìm hiểu thông tin và nhờ hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn uy tín.

Hải Yến – HCMBanker